Đăng ký kinh doanh
Tôi muốn kinh doanh thực phẩm, tôi cần làm gì?
Đầu tiên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bạn có thể chọn hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh thực phẩm (bán buôn, bán lẻ thực phẩm, dịch vụ ăn uống…)
- Hộ kinh doanh thì đăng ký tại Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện nơi đăng ký kinh doanh.
- Thành lập công ty thì đăng ký tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư của tỉnh/thành đặt trụ sở chính.
Thứ hai, đối với mặt hàng thực phẩm, cần đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể hồ sơ thể pháp lý cần có là: (NĐ 15/2018/NĐ-CP)
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống/thực phẩm tươi sống: Cơ sở ăn uống phải đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tức là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đối với thực phẩm bao gói sẵn: nếu mua của đơn vị khác trong nước, thì cần yêu cầu bên bán cung cấp hồ sơ tự công bố sản phẩm. Nếu hàng nhập khẩu về thì cần phải bản công bố sản phẩm (thực phẩm thường => hồ sơ tự công bố sản phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe=> phải có hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm).
Ngoài ra, một số mặt hàng thực phẩm cần phải có giấy phép con thì mới triển khai kinh doanh được. Ví dụ, kinh doanh rượu thì phải có Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định hiện nay.
Có mấy loại hình doanh nghiệp? Công ty TNHH là gì? Công ty cổ phần là gì?
Luật doanh nghiệp 2020 quy định 5 loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (DNTN):
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân
(Theo Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020)
2. CÔNG TY HỢP DANH:
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Thành viên công ty hợp danh có một số hạn chế quyền như không được kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh để tư lợi cá nhân và không được mở doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh khác, chuyển nhượng phần vốn góp nếu chưa được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại…(Đ180 Luật Doanh nghiệp 2020)
(Chương VI Luật Doanh nghiệp 2020)
3. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (Công ty TNHH MTV):
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định.
- Công ty TNHH MTV có Chủ tịch Công ty.
- Công ty TNHH MTV có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV thể hiện rõ thông tin chủ sở hữu.
Cơ cầu tổ chức của công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đối với công ty chủ sở hữu là nhà nước thì phải có Ban Kiểm soát (điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020)
* Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu
- Công ty có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu.
- Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
- Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên có Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng này bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.
- Hội đồng thành viên bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Công ty TNHH 2TV trở lên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện rõ thông tin thành viên góp vốn và số vốn góp.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 TV trở lên:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty
5. CÔNG TY CỔ PHẦN:
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có ít nhất 3 cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Vốn điều lệ công ty cổ phần chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán được. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
- Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện thông tin cổ đông và số cổ phần của từng cổ đông.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:
- Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
- Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Quy định về quản lý điều hành công ty cổ phần, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, chào bán cổ phần cổ phiếu, trái phiếu… được quy định chi tiết tại Chương V Luật Doanh nghiệp 2020.
Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại hình doanh nghiệp. Công ty có các loại hình nêu trên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo tình hình đăng ký kinh doanh hiện nay, nhà đầu tư thường chọn loại hình Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần. Tùy vào mục tiêu phát triển và cơ cấu quản lý của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình phù hợp để triển khai kế hoạch kinh doanh.
Quý Khách cần thành lập công ty, vui lòng liên hệ Cenlight – hotline: 0919595966
Nguyên tắc đặt tên công ty?
* Ví dụ đặt tên doanh nghiệp:
Chúng ta thường thấy công ty được đặt tên như là:
- Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ ABC
- hoặc: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ABC
- hoặc: Công ty Cổ phần ABC
“Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn” hay “Công ty TNHH”, “Công Cổ phần” là thể hiện loại hình donh nghiệp. Còn “Thương Mại Dịch Vụ ABC hay “ABC” là tên riêng.
* Nguyên tắc đặt tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp được thể hiển gồm: tên doanh nghiệp bằng tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt. Ba cách thể hiện tên doanh nghiệp này đề được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1- TÊN CÔNG TY BẰNG TIẾNG VIỆT GỒM GÌ?
Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt luôn phải có.Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì khi đặt tên cho doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định sau:
Tên tiếng việt của doanh nghiệp: Tên tiếng việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố và theo thứ tự sau đây :
Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN (loại hình doanh nghiệp) HOA HỒNG (tên riêng)
CÔNG TY TNHH (loại hình doanh nghiệp) THƯƠNG MẠI NEW LIFE (tên riêng)
CÔNG TY CỔ PHẦN (loại hình doanh nghiệp) THƯƠNG MẠI TEG (tên riêng)
2 – TÊN DOANH NGHIỆP BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: có thể có hoặc không, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà đầu tư khi đặt tên doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ:
HOA HONG ONE MEMBER LIMITED COMPANY
NEW LIFE TRADING COMPANY LIMITED
TEG TRADING JOIN STOCK COMPANY
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
3- TÊN VIẾT TẮT: Có thể có hoặc không, tùy yêu cầu của nhà đầu tư khi đặt tên doanh nghiệp.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
4- NHỮNG ĐIỀU CẤM TRONG ĐẶT TÊN CÔNG TY
- Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt.
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp .
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
5- NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XEM LÀ TRÙNG TÊN HOẶC GÂY NHẦM LẪN:
- Tên trùng: là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Gây nhầm lẫn: Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Quý Khách cần tra cứu thông tin doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Cenlight để được hỗ trợ tốt nhất. Điện thoại: 028.38 132 622 – 0919 59 59 66
Làm sao để bảo vệ thương hiệu của công ty?
Các tổ chức thường bảo vệ tên công ty, tên thương mại, tên thương hiệu, nhãn hàng bằng cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Ví dụ: Công ty Pepsi bảo hộ nhãn hiệu bằng cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “Pepsi” với nhóm 32: Nước khoáng (đồ uống), nước uống có ga và các đồ uống không cồn khác; nước trái cây và nước ép trái cây (đồ uống không cồn); xi rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. Nhãn hiệu này đã được cấp văn bẳng bảo hộ.
Quý vị có thể tham khảo cách đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại trang web của Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại link sau: https://www.ipvietnam.gov.vn/nhan-hieu
Nếu Quý vị muốn tên thương mại, tên công ty, nhãn hàng… được bảo hộ ở các nước khác, khu vực khác thì có thể tham khảo thêm cách thức đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Hệ thống Madrid theo link trên.
Khi đăng ký thành công, Quý vị sẽ được cấp văn bằng bảo hộ có thời hạn là 10 năm. Văn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ
Kinh doanh vận tải
Điều kiện để doanh nghiệp đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô?
Theo Nghị Định 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020, Để xin Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức được thành lập hợp pháp: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Hợp tác xã.
- Có ngành nghề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Vận tải hành khách bằng đường bộ….
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải phải có văn băng, chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bắng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Giấy phép kinh doanh vận tải có thời hạn bao lâu
Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2020 chia thời hạn giấy phép kinh doanh vận tải ra 2 trường hợp như sau:
- Giấy phép kinh doanh vận tải được cấp trước ngày Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: thì không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại. Thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải cấp trước NĐ 10/2020 là 7 năm.
- Trường hợp giấy phép kinh doanh vận tải được cấp sau ngày 01/04/2020: thì giấy phép không có thời hạn.
Lưu ý: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải tiến hành xin phù hiệu xe, để tránh trường hợp giấy phép bị thu hồi.
Phù hiệu xe có thời hạn bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của phù hiệu xe như sau:
- Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
- Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.
Kinh doanh rượu
TÔI MUỐN NHẬP KHẨU RƯỢU VANG VỀ VIỆT NAM, TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để nhập khẩu rượu, thì phải có giấy phéo phân phối sản phẩm rượu và bản công bố sản phẩm thì mới nhập khẩu được.
Căn cứ NĐ 105/2017/NĐ-CP và NĐ 17/2020/NĐ-CP, thì để nhập khẩu rượu cần phải có:
- Thương nhân nhập khẩu: Phải là doanh nghiệp
- Phải có Giấy phép phân phối rượu: trên giấy phép phân phối rượu phải thể hiện rõ thông tin gồm TÊN, ĐỊA CHỈ của NHÀ CUNG CẤP ở nước ngoài.
- Phải có bản công bố sản phẩm
Khi có đủ các giấy tờ trên, doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ liên quan như hợp đồng, hóa đơn, c/o, packing list… để tiến hành thủ tục nhập khẩu rượu.
Đối với rượu nhập khẩu, Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để tính toán giá thành và chi phí trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Quý Khách cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Cenlight: 0919 59 59 66
Kinh doanh nhà hàng, du lịch – khách sạn
Cần ký quỹ bao nhiêu khi kinh doanh lữ hành nội địa
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid -19: “ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng”.
Thì từ ngày 01/01/2024 mức ký quỹ sẽ tăng trở lại như trước kia quy định tại khoản 1 điều 14 nghị định 168/2017/NĐ-CP là 100.000.000 đồng đối với kinh doanh lữ hành nội địa
Cần ký quỹ bao nhiêu khi kinh doanh lữ hành quốc tế?
Hiện nay, thời hạn hỗ trợ về mức ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh du lịch phục hồi sau dịch Covid 19 tại nghị định 94/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28/10/2021 đã hết hiệu lực.
Vì vậy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần phải đáp ứng mức ký quỹ theo quy định tại nghị định 168/2017/NĐ-CP như trước kia. Cụ thể như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Cần có giấy phép gì để kinh doanh lữ hành?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc quốc tế tại ngân hàng.
- Người phụ trách kinh doanh lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành lữ hành theo quy định.
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh trên thì được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Vậy để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành doanh nghiệp cần phải xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Kinh doanh khách sạn cần có giấy tờ gì?
Theo quy định tại điều 48 luật du lịch năm 2017 thì kinh doanh dịch vụ là một trong các dịch vụ lưu trú.
Vì vậy hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn cần những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Giấy phép về an ninh trật tự
- Hồ sơ về phòng cháy chữa cháy.
- Giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (trừ trường hợp khách sạn đạt tiêu chuẩn sao)
- Đăng ký xếp hạng sao khách sạn do Tổng cục du lịch hoặc cơ quan chuyên môn về du lịch cấp.
Visa, thẻ tạm trú & Giấy phép lao động
Work permit là gì? Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động (work permit) là giấy tờ chứng minh sự cho phép của nước sở tại để bạn được làm việc. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch. Tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí chức danh công việc, thời gian làm việc.
Tôi muốn làm việc tại Việt Nam, tôi cần làm gì?
Theo Điều 151 Bộ Luật Lao động 2019, điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thẻ tạm trú là gì? Thời hạn bao lâu?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Các loại thẻ tạm trú:
- Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm, được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
- Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm:
– NG3: Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
– LV1: Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– LV2: Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
– LS: Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có giấy phép hành nghề do Bộ tư Pháp Việt Nam cấp.
– ĐT2: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
– DH: Cấp cho người vào thực tập, học tập
- Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
– NN1: Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
– NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– ĐT3: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
- Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm
– LĐ1: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
– LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
– PV1: Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị Định 152/2020/NĐ-CP thì Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.